Biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ là vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ. Không những vậy biếng ăn còn gây ức chế phát triển chiều cao, trẻ dễ bị thấp còi và hay ốm vặt. Vậy nguyên nhân do đâu? Và cùng áp dụng giải pháp hiệu quả đến từ chuyên gia.
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân, nguyên nhân là gì?
Các mẹ cùng nhìn qua về các sai lầm có thể các mẹ đã gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ:
Cha mẹ chăm sóc trẻ sai sai cách
- Ép trẻ ăn
- Cho trẻ ăn vặt không ra bữa
- Chỉ cho trẻ ăn một số loại thức ăn trẻ thích, thiếu sự cân đối và đa dạng.
- Tách trẻ khỏi bữa cơm gia đình

Chiều theo thói quen và sở thích của trẻ không đa dạng bữa ăn
Thiếu dầu mỡ trong bữa ăn
Bữa ăn của trẻ nhỏ dầu mỡ chiếm 30-40% khẩu phần năng lượng. Nếu mẹ chỉ nêm tẹo tẹo, vài giọt, hay 1 muỗng nhỏ thì sẽ dẫn đến thiếu chất béo. Thiếu dầu mỡ trẻ không đủ năng lượng và không tăng cân được.
Thiếu vi chất ở trẻ
Còn 50% trẻ em Việt Nam không đủ các vitamin A, B1, C, D và Sắt, kẽm (theo Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á – SEANUTS) dẫn đến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, chậm tăng trưởng chiều cao. Đây là một thực tế đang tồn tại.
Trẻ bị nhiễm giun sán
Trẻ nhiễm giun sán vẫn ở mức cao vì trẻ chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay ngậm tay lên miệng và không được tẩy giun định kỳ cũng dẫn đến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.
Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân mặc dù do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng bất cứ nguyên nhân nào cũng dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, đó là thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng dẫn trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt.
Khi nào thì nên trị biếng ăn cho trẻ tránh ảnh hưởng việc chậm tăng cân.
Việc ăn của một đứa trẻ như biểu đồ hình sin, có lúc trẻ ăn rất tốt nhưng sẽ có lúc trẻ biếng ăn thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường, trong trường hợp này trẻ biếng ăn 2,3 ngày thì không cần can thiệp điều trị, và cha mẹ chú ý không nên ép, trẻ không thích ăn thì dừng ngay, có thể cho con ăn những thức ăn con thích hoặc uống sữa. Tuy nhiên nếu biếng ăn kéo dài tới hàng tuần, hàng tháng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng tạo ra “vòng xoắn biếng ăn” thì cần can thiệp sớm để duy trì dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển ở giai đoạn vàng của trẻ và tránh chuyển thành tình trạng biếng ăn mạn tính.
Chuyên gia hướng dẫn mẹ các giải pháp sau để tăng cân cho trẻ.
Chăm sóc trẻ đúng cách
- Ăn dặm đúng độ tuổi, tập ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ một loại thực phẩm đến nhiều loại thực phẩm và tập ăn luôn cả xác thực phẩm
- Tạo cho trẻ niềm vui và sự thoải mái trong ăn uống: cho trẻ lựa chọn thức ăn, tôn trọng khẩu vị của trẻ, không cách ly trẻ ra khỏi bữa ăn của gia đình
- Trẻ ăn đúng thời gian biểu
- Không đe dọa hay tạo hình phạt cho trẻ khi ăn
- Biếng ăn từ 1 tuần trở lên nên sử dụng các biện pháp tránh để biếng ăn kéo dài
Bữa ăn phải đủ lượng dầu mỡ
Có những mẹ chỉ nêm thêm vài giọt dầu ăn hoặc cho muỗng bé xíu, đến khi bé ăn được cùng gia đình thì gần như quên nêm nếm thêm lượng dầu ăn hoặc mỡ. Các mẹ có biết mỗi bữa ăn cần cung cấp cho bé từ 6 tháng – 1 tuổi đủ 5 ml/ dầu ăn hoặc mỡ và mỗi ngày từ 15-20 ml dầu ăn. Còn trẻ trên 1 tuổi lượng mỡ cần cung cấp một ngày là 30-40 ml. Chắc chắc nhiều mẹ ngạc nhiên sao nhiều vậy. Bởi khẩu phần chất béo trong chế độ ăn của trẻ phải đạt chuẩn 30-40%, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vỏ tế bào, vỏ não, tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu như D3, vitamin K2, vitamin E, vitamin A… Đặc biệt, 3- 6 thìa dầu mỡ chỉ như vài thìa nước nhưng đã chiếm đến gần 50% năng lượng cung cấp cho trẻ hàng ngày. Thiếu dầu mỡ khiến trẻ thiếu năng lượng, thiếu nhiều vi chất gây biếng ăn và chậm tăng cân.
Nên bố mẹ chú ý nêm thêm dầu mỡ trong khẩu phần ăn của trẻ. Nếu bé thích các món salat nhớ trộn thêm dầu ăn sống ở ngoài để đảm bảo đủ chất béo cho bé.
Chế độ ăn cân đối dinh dưỡng
Kém đa dạng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị, chưa quan tâm đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm: Chất bột, chất béo, chất đạm, rau củ và trái cây là tình trạng chung trong chế độ ăn người Việt. Đôi khi, trẻ nhỏ bị áp dụng chế độ ăn của người lớn như: Chủ yếu ăn rau củ quả, ít đạm động vật, ít hoặc không có chất béo trong khẩu phần dẫn đến thiếu hụt năng lượng và đạm, không hấp thụ được các vitamin tan trong dầu mỡ như D, A dẫn đến thiếu hụt vi chất.
Thói quen xay thực phẩm trước khi nấu cho trẻ cũng là nguyên nhân làm hao hụt chất dinh dưỡng. Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng đã chỉ ra lượng kẽm mất đi trong quá trình chế biến có thể lên tới 90% dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm phổ biến ở trẻ. Một sai lầm khác cho rằng nước thịt, nước hầm xương đủ bổ trong khi các loại nước hầm này hầu như không chứa đạm.
Những sai lầm này khiến trẻ em hiện đang thiếu 40% vi chất chúng ta cần tuân thủ lại nguyên tắc 4:5:1 trong chế độ ăn hàng ngày như sau:
Tẩy giun định kỳ cho trẻ
Thông thường, trẻ từ 1 tuổi trở lên sẽ được tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên lau dọn, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ.
Khuyến khích trẻ vận động
Trẻ vận động, chạy nhảy nhiều sẽ khiến nhu động ruột của bé được kích thích, giúp tiêu hóa nhanh hơn, giải phóng nhiều năng lượng giúp bé nhanh đói, ăn uống ngon miệng.